Học tập - Tra cứu

Truyền Thuyết Thánh Gióng Bản Gốc ⚡️ Kèm Video Hoạt Hình Hay

Thánh Gióng là một nhân trong bốn vị thánh được người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được coi là biểu tượng của tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Truyền thuyết Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn học dân gian, đồng thời mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.

Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ giặc Ân có đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.

Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nên có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm.

Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Ý nghĩa truyện:

  • Truyện ca ngợi truyền thống yêu nước của một dân tộc kiêu hãnh, hùng mạnh, có lòng tự tôn cao, xưa nay chưa bao giờ quỳ gối trước kẻ thù xâm lược, sẵn sàng đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc khỏi kẻ thù.
  • Tác phẩm này thể hiện lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ bờ cõi của dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, không ngại đối mặt với giặc ngoại xâm.
  • Thánh Gióng có ý chí kiên cường, bất khuất. Xuất thân là một nông dân nghèo, hiền lành, Gióng chăm ăn, có ý chí đánh giặc, lớn lên nhờ tình yêu thương và chăm sóc của nhân dân. Có thể thấy, sức mạnh của Thánh Gióng bắt nguồn từ nhân dân, là sức mạnh của toàn dân tộc.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết hay trong kho tàng văn học Việt. Không phải tự nhiên mà Thánh Gióng trở thành kiệt tác của nhân dân, đậm chất truyền thống yêu nước của dân tộc.

Related Articles

Back to top button